icon icon icon

Giờ làm việc: 24/24h (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)

02423211937-02433839944

 

Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội.

1. Địa chỉ: Thôn Xuân Khanh, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội;

Số điện thoại: 0433839944; 02423211937

Máy fax: 0433839944.

2. Quá trình thành lập và phát triển:

Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội (trước đây là Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội số V Hà Nội theo Quyết định số 127/2002/QĐ-UB ngày 30 tháng 9 năm 2002). Tháng 8 năm 2012 được đổi tên và xác định lại chức năng nhiệm vụ theo Quyết định số 3734/2012/QĐ-UB ngày 20/8/2012 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (Với chức năng, nhiệm vụ: quản lý, tư vấn, giúp đỡ người sau cai nghiện ổn định tâm lý, sức khoẻ; phòng, chống tái nghiện; tổ chức dạy văn hoá, dạy nghề; tổ chức lao động sản xuất và hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý chuẩn bị các điều kiện tái hoà nhập cộng đồng). Tháng 5/2015, Trung tâm được thí điểm bổ sung chức năng nhiệm vụ (điều trị nghiện ma túy tự nguyện) theo quyết định 2230/QĐ-UBND ngày 18/5/2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Tháng 8/2017 đổi tên thành Cơ sở cai nghiện ma túy số 7 Hà Nội theo Quyết định số 6076/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

3. Diện tích: 123.081,9 m2

4. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Căn cứ Quyết định số 6076/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc chuyển đổi Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy số I Hà Nội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội Hà Nội thành Cơ sở cai nghiện ma túy sô 7 Hà Nội gồm có Ban Giám đốc và 05 phòng chức năng.

* Ban Giám đốc;

- Đồng chí Nguyễn Văn Hải – Giám đốc;

- Đồng chí Nguyễn Quang Sáng – Phó Giám đốc.

* 05 phòng chức năng:

- Phòng Tổ chức Hành chính;

- Phòng Giáo dục Hòa nhập cộng đồng;

- Phòng Y tế phục Hồi sức khỏe;

- Phòng Dạy nghề Lao động sản xuất;

- Phòng Bảo vệ.

5. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

* Vị trí, chức năng :

- Vị trí :

Cơ sở cai nghiện ma túy số 7(gọi tắt là Cơ sở) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, hoạt động có thu theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng.

Cơ sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Lao động Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

- Chức năng:

Tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; dạy nghề, lao động sản xuất; tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy có quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (cai nghiện bắt buộc), người nghiện ma túy có nhu cầu được cai nghiện tự nguyện (cai nghiện tự nguyện); Quản lý, tư vấn, giúp đỡ người sau cai nghiện ổn định tâm lý, sức khỏe ; phòng, chống tái nghiện ; tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất và hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy chuẩn bị các điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

* Nhiệm vụ, quyền hạn:

- Cai nghiện bắt buộc:

Tiếp nhận phân loại, tổ chức chữa bệnh, cai nghiện phục hồi sức khỏe, chăm sóc tư vấn cho các đối tượng nghiện ma túy có quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy trình quy định;

Tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, khám và điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone;

Tổ chức dạy văn hóa xóa mù và tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ; giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn; tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao và các hoạt động văn hóa xã hội cho đối tượng để thay đổi nhận thức, hành vi đảm bảo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng;

Hướng dẫn tư vấn, cho gia đình đối tượng về chữa trị, cai nghiện, quản lý, giáo dục tại gia đình và cộng đồng;

Tổ chức lao động trị liệu, dạy nghề, lao động sản xuất, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các dự án về việc làm, xóa đói giảm nghèo, các chương trình kinh tế - xã hội khắc gắn với các hoạt động dạy nghề, lao động sản xuất, chữa trị cho đối tượng; liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tổ chức lao động sản xuất, hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập; liên kết với các tổ chức xã hội ở các địa phương, các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố để tổ chức dạy nghề, lao động sản xuất, tư vấn giới thiệu việc làm cho người sau cai nghiện;

Tiếp nhận người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào quản lý, theo dõi, chuẩn đoán, cắt cơn, giải độc, phục hồi sức khỏe, tư vấn tâm lý trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Cai nghiện tự nguyện:

Tiếp nhận phân loại, tổ chức chữa bệnh, cai nghiện phục hồi sức khỏe, chăm sóc tư vấn cho các đối tượng nghiện ma túy có quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy trình quy định;

Tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, khám và điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone;

Tổ chức dạy văn hóa xóa mù và tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ; giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn; tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao và các hoạt động văn hóa xã hội cho đối tượng để thay đổi nhận thức, hành vi đảm bảo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng;

Hướng dẫn tư vấn, cho gia đình đối tượng về chữa trị, cai nghiện, quản lý, giáo dục tại gia đình và cộng đồng;

Tổ chức lao động trị liệu, dạy nghề, lao động sản xuất, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các dự án về việc làm, xóa đói giảm nghèo, các chương trình kinh tế - xã hội khác gắn với các hoạt động dạy nghề, lao động sản xuất, chữa trị cho đối tượng;

Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật về điều trị cho các điểm tư vấn; chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng; tuyên truyền, vận động người sử dụng ma túy tham gia chương trình điều trị thích hợp; hỗ trợ tổ chức điều trị, cai nghiện.